Harley-Davidson: 'Qua thăng trầm ta trở thành huyền thoại'

Tuy chưa phải là thương hiệu cho ra đời những chiếc mô tô tốt nhất hay nhanh nhất thế giới, nhưng Harley-Davidson vẫn là cái tên quen thuộc với các tín đồ tốc độ và đã trở thành một “tượng đài” trong lòng người chơi xe.

iPhone on MacBook Keyboard

Harley-Davidson là hãng sản xuất xe mô tô lâu đời nhất nước Mỹ, được hai tên tuổi “huyền thoại” lúc bấy giờ là William S. Harley (1880 – 1943) và Arthur Davidson (1881 – 1950) sáng lập vào năm 1903 tại Milwaukee, Wisconsin (Hoa Kỳ).

William S. Harley (1880 – 1943) và Arthur Davidson (1881 – 1950).

Harley-Davidson, Inc. (H-D), hay Harley, là một nhà sản xuất xe máy Mỹ được thành lập năm 1903 tại Milwaukee, Wisconsin (Hoa Kỳ). Đây là một trong hai nhà sản xuất xe máy lớn của Mỹ đã sống sót qua cuộc Đại suy thoái, hay còn gọi là "Đại khủng hoảng", là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào ngày 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối).

Nhà xưởng đầu tiên của Harley-Davidson.

Trước đó, công ty kia là Indian, đã tồn tại qua nhiều thỏa thuận về quyền sở hữu, sắp xếp công ty con, qua các thời kỳ sức khỏe kinh tế và chất lượng sản phẩm kém và cạnh tranh toàn cầu khốc liệt để trở thành một trong những nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và là một thương hiệu nổi tiếng được biết đến với sự trung thành. Có các câu lạc bộ chủ sở hữu xe và các sự kiện xe trên toàn thế giới, cũng như một bảo tàng tập trung vào thương hiệu do công ty tài trợ.

Harley-Davidson được chú ý bởi một phong cách tùy biến đã tạo ra phong cách xe máy chopper.  Công ty có truyền thống đưa ra thị trường những chiếc mô tô cruiser hạng nặng, làm mát bằng không khí với dung tích động cơ lớn hơn 700 cm³, nhưng công ty cũng đã mở rộng các dịch vụ của mình để bao gồm các nền tảng đương đại VRSC (2002) và Street tầm trung (2015).

Lịch sử một “huyền thoại”

Năm 1901, William S. Harley đã nảy sinh ý tưởng lắp động cơ vào xe đạp để thành xe đạp điện và đương nhiên khi đó là động cơ điện vì chỉ như thế mới hợp với chiếc xe đạp. Tuy nhiên, xe đạp thời đó quá mảnh khảnh, không phù hợp với động cơ chạy bằng nhiên liệu.

Động cơ V-Twin - Niềm tự hào của Harley-Davidson.

Mãi đến năm 1903,  từ những thành công lẫn hạn chế với các sản phẩm ban đầu, cơ nghiệp của Harley-Davidson mới bắt đầu chính thức được xây dựng bởi William S. Harley và Arthur Davidson, và cùng nhau quyết định lấy cái tên là Harley-Davidson Motor Company. Những ngày đầu khời nghiệp, công ty là một nhà xưởng nhỏ hẹp chuyên sản xuất những chiếc mô tô bằng phương pháp thủ công.

Chiếc Harley-Davidson ra đời năm 1903.

Mẫu xe đầu tiên thực sự của Harley-Davidson được gắn động cơ 450cc, không còn đơn thuần là một chiếc xe đạp máy nữa mà mạnh mẽ hơn với động cơ lớn và thiết kế khung cụ thể. Năm 1905, chiếc xe máy được bán ra thị trường nhưng không thành công lắm. Đáng tiếc là trong năm đầu tiên, Harley-Davidson chỉ tiêu thụ được vỏn vẹn 3 chiếc.

Ba năm sau, họ đã có được một số chủng loại sản phẩm. Chúng không khác biệt nhiều về kiểu dáng mà chỉ khác nhau về công suất và mầu sắc. Xe mô tô Harley-Davidson vì thế không bị lẫn lộn giữa các loại thương hiệu mô tô khác trên thế giới.

Cho đến năm 1907, đây cũng là thời điểm mà Harley-Davidson tạo ra được một bản sắc riêng khác nữa khiến nó “độc nhất vô nhị” trên thế giới-  Đó là tiếng động cơ “đặc trưng” của mình, không thể nhầm lẫn bất kì tiếng máy của các hãng xe khác.

Dù được gắn hay không được gắn thiết bị giảm âm, tiếng động cơ của xe môtô Harley-Davidson có tông và âm điệu riêng, giúp tạo ra sự khác biệt hoàn toàn với các thương hiệu khác. Thậm chí, chỉ cần nghe âm thanh ấy người ta đã nhận ra ngay nó chỉ có thể phát ra từ chiếc mô tô Harley-Davidson.

Harley-Davidson đã làm giới đam mê xe ở Hoa kỳ nói riêng và thế giới vào thời đó nói chung chao đảo với hệ động cơ 45 Grad V-Twin-Motor (loại động cơ đánh dấu tên tuổi H-D). Điều đặc biệt chính là cách hoạt động mạnh mẽ và khác lạ của hệ động cơ này.

Nói sơ về nguyên lý hoạt động ở động cơ này, khi xi-lanh thứ 1 ở phía trước được kích hoạt, sau một vòng xoay đúng 315 độ thì xi-lanh thứ 2 sẽ được kích hoạt, tiếp theo là một vòng xoay 405 độ cho đến khi xi-lanh thứ 1 lại được kích hoạt lần nữa. Chính nhờ cơ chế hoạt động này mà những chiếc mô tô của Harley-Davidson thời kì này cho đến bây giờ vẫn phát ra một âm thanh động cơ đặc trưng mà không có một loại mô tô nào trên thế giới có được.

Đến năm 1909, Harley-Davidson lần đầu tiên đưa loại động cơ V-Twin 2 xi-lanh vào áp dụng cho những chiếc xe của họ. Động cơ đặc chế này của H-D nhằm để thay thế cho động cơ “Inline-V” với 2 xi-lanh cùng nằm trên một trục (thứ động cơ vừa cồng kềnh lại vừa chiếm diện tích) rất phổ biến thời đó.

Mẫu xe của Harley-Davidson rất được cảnh sát và quân đội Mỹ ưa chuộng.

Đến năm năm 1917, khi nước Mỹ bước vào Thế chiến thứ nhất, quân đội cần trang bị những cỗ máy khỏe. Thế là Harley-Davidson nhanh chóng nắm bắt thời cơ xuất xưởng hơn 20.000 chiếc xe máy phục vụ chiến tranh. Nhờ đó, Harley-Davidson trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Đến năm 1920, Harley đạt sản lượng trên 28.000 xe và tiêu thụ tại 67 nước.

Trong thực tế, suốt lịch sử hơn 100 năm của mình, hãng sản xuất môtô nổi tiếng Harley-Davidson chỉ sản xuất tám phiên bản của động cơ Big Twin. Đến năm 2016, hãng đã chính thức trình làng phiên bản động cơ thứ chín với tên “Milwaukee-Eight Big Twin”.

Có vẻ hơi nghịch lí, nhưng khối động cơ mới này được hãng đặt tên là Milwaukee-Eight, động cơ được thiết kế lại nhằm mang lại phản ứng bướm ga nhanh và nhạy hơn, từ đó sẽ cho công suất mạnh, âm thanh chuẩn và làm xe vận hành êm hơn. Động cơ này dự kiến sẽ được sử dụng cho các phiên bản Touring và sẽ có ba thông số kỹ thuật và hai dung tích xi-lanh khác nhau.

Động cơ Milwaukee-Eight Big Twin mới này có dung tích 1.750 phân khối được làm mát bằng dầu kết hợp với hệ thống làm mát kép (Twin-Cooled). Ngoài ra, còn có một phiên bản động cơ có dung tích lớn hơn là 1.87 lít (1.870 phân khối). Những khối động cơ này có dung tích xi-lanh lớn, thậm chí còn lớn hơn động cơ quái dị V10 8.4 lít của chiếc Dodge Viper.

Thời điểm thăng trầm của Harley-Davidson

Tuy nhiên, khi thành công chưa được bao lâu, Harley-Davidson đã nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc “đại suy thoái” kinh tế kéo dài suốt những năm của thập niên 30. Sản lượng của H-D giảm xuống còn chưa đến 4.000 xe vào năm 1933. Trước tình thế đó, công ty đã tìm cách thay đổi, để rồi một kế hoạch sản xuất xe “mô tô ba bánh” mang tên “Servi-Car” đã ra đời.

Mẫu xe 3 bánh với tên gọi Servi-car của Harley-Davidson.

Bước sang Thế chiến thứ hai, Harley-Davidson tiếp tục “tham gia quân đội” và thống trị lực lượng xe máy trang bị cho Quân đội Mỹ với dòng xe WLA, phiên bản cải tiến dành cho quân đội từ mẫu WL. Harley cũng cung cấp mẫu xe này cho quân đội Canada, và gửi hơn 30.000 xe sang Liên bang Xô Viết.

Harley-Davidson chính thức “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam

Năm 2007, Chính phủ cho phép nhập khẩu xe phân khối lớn và từ đó các dòng xe tốc độ cứ lần lượt đổ bộ vào Việt Nam trong đó có Harley-Davidson. Đến khoảng cuối năm 2008, bộ sưu tập hơn 20 chiếc Harley-Davidson đã xuất hiện tại Hà Nội với nhiều đời xe như Harley Touring, Harley VRSC, Harley Softail, Harley Softail Deluxe phiên bản kỷ niệm 105… Ngoài ra, tại Việt Nam còn xuất hiện dòng xe Harley 3 bánh là Tri Glide Ultra.

Harley-Davidson giới thiệu động cơ Milwaukee-Eight Big Twin mới.

Tại Việt Nam, diễn đàn dành cho những tín đồ của Harley-Davidson hoạt đông rất mạnh. Tiêu biểu với hai câu lạc bộ là Saigon HOG (Saigon Harley Owners Group) và Hanoi HOG (Hanoi Harley Owners Group).  Tuy thành lập chưa lâu nhưng 2 CLB này đã quy tụ được rất nhiều thành viên từ khắp nơi trên cả nước tham gia, trong đó có cả những bạn bè quốc tế đang sống và làm việc tại Việt Nam. Đây nơi tập hợp những người có chung niềm đam mê với dòng xe Mỹ nổi tiếng, Harley-Dadvison.

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, tối thiểu 10 chữ, không chứa liên kết.