Giấy phép lái xe dành riêng cho xe điện có hiệu lực từ năm 2025

Từ 1/1/2025, người điều khiển xe điện sẽ được cấp giấy phép lái xe riêng cho loại phương tiện này với số giờ học và thực hành trên đường có sự khác biệt với ô tô xăng dầu.

iPhone on MacBook Keyboard

Trong bối cảnh số lượng xe điện tham gia giao thông ngày một gia tăng, việc luật hoá các vấn đề liên quan đến loại phương tiện mới này cùng quy chuẩn người điều khiển phương tiện xe điện là điều tất yếu và cấp thiết. Hơn nữa, thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn liên quan xe điện nguyên nhân xuất phát từ người điều khiển chưa nắm rõ và làm chủ được loại phương tiện mới này. Do đó, giấy phép lái xe (GPLX) dành riêng cho xe điện là phù hợp với thực tiễn và xu thế nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.   

Cụ thể, tại Mục 2 của Mẫu số 03 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định các nội dung liên quan đến GPLX dành riêng cho xe điện đồng thời hướng dẫn cụ thể về việc quy đổi các loại bằng lái xe được cấp trước đó có nhu cầu chuyển đổi sang GPLX ô tô điện.

Việc bổ sung các quy định, điều kiện đối với người điều khiển xe điện là cấp thiết để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, đối với GPLX hạng B1 số tự động cấp trước ngày 1/1/2025 được đổi, cấp lại sang bằng lái xe hạng B theo phân hạng GPLX của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, GPLX ô tô điện có mã số là B.01 với nội dung: “Cấp cho người chỉ được điều khiển xe ô tô chuyển số tự động (bao gồm cả xe ô tô điện)”. Hay nói cách khác, người điều khiển xe điện sẽ được cấp GPLX tương tự như điều khiển xe ô tô động cơ đốt trong sử dụng số tự động.

Điểm khác biệt đáng chú ý giữa GPLX điện so với bằng lái xe hạng B nằm ở thời gian đào tạo và thực hành. Để được cấp GPLX điện, người học phải thực hành trên đường 24 giờ, trong khi xe số sàn là 40 giờ. Thời gian học thực hành trên sân tập của người học bằng lái xe ô tô điện bằng với thời gian của xe ô tô số sàn là 41 giờ. Số giờ thực hành trên ca-bin của 2 loại GPLX cùng là 2 giờ. Tổng quãng đường đào tạo thực hành của người học GPLX xe ô tô điện là 1.000 km, xe số sàn là 1.100 km.

Bằng lái xe ô tô điện có thời gian đào tạo và thực hành ít hơn bằng lái xe số tự động hay số sàn.

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, thời gian đào tạo lý thuyết của bằng lái xe B.01 ô tô điện là 136 giờ; thời gian đào tạo thực hành là 67 giờ; tổng thời gian đào tạo là 203 giờ. Trong khi thời gian đào tạo lý thuyết của hạng B số sàn là 152 giờ, thực hành là 83 giờ, tổng thời gian đào tạo là 235 giờ.

Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 32 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT do chương trình đào tạo xe ô tô điện khác với xe ô tô số sàn do đó người có giấy phép lái xe hạng B số tự động không được lái loại xe ô tô số cơ khí (số sàn).

Theo khoản 3 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông, đối với người đã có giấy phép lái xe hạng B1, B2 cấp trước ngày 1/1/2025 thì được đổi sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 tương ứng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg.

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, tối thiểu 10 chữ, không chứa liên kết.