Bộ Công thương đề xuất giảm 50% phí trước bạ ô tô

Trong bối cảnh sức mua ô tô giảm mạnh, lượng xe tồn kho gia tăng... Bộ Công thương vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đến hết năm 2020 để kích cầu tiêu dùng.

iPhone on MacBook Keyboard
Đây được xem là một trong những phương án nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vốn đang chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
 
Trước đó, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cho biết trong quý I.2020 sản lượng ô tô sản xuất trong nước ước đạt 56,2 nghìn chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc ước tính đạt khoảng 23.000 xe.
 
Đáng chú ý, trong quý I.2002, chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ (trong đó có ô tô) tăng tăng 122,5% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này phản ánh khó khăn rất lớn của ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm.
 
Trước đó, căn cứ vào những diễn biến của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành ô tô, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo, lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2020 có thể sụt giảm hơn 15% so với dự kiến trước đây của Hiệp hội.
 
Vì vậy, để góp phần giúp các doanh nghiệp trong ngành ô tô tháo gỡ khó khăn do dảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất.
Ngành ô tô chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Theo đó, Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án giảm 50% phí trước bạ cho khách hàng mua ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết 2020 để kích cầu tiêu dùng.
 
Ở thời điểm hiện tại, tùy từng địa phương khách hàng mua ô tô du lịch dưới 9 chỗ phải đóng từ 10 - 12% phí trước bạ theo giá niêm yết, để hoàn tất thủ tục để xe lăn bánh. Đối với xe bán tải, xe van… phí trước bạ bằng 60% mức thu phí lần đầu với xe con.
 
Vì vậy, để xuất của Bộ Công thương về việc giảm 50% phí trước bạ, nếu được thông qua sẽ góp phần giảm đáng kể số tiền khách hàng bỏ ra để mua ô tô. Qua đó có thể kích cầu tiêu dùng đối với mặt hàng này.
 
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng kiến nghị phương án cho phép gia hạn gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp và VAT với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đến hết quý I.2021.
 
Tính đến thời điểm này, đại dịch Covid-19 đang khiến không ít nhà sản xuất, phân phối ô tô “vỡ kế hoạch” sản xuất, kinh doanh cũng như giới thiệu mẫu mã sản phẩm mới tại Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam phải tạm dừng hoạt động. Nhiều hệ thống đại lý phân phối ô tô phải chuyển sang làm việc trực tuyến online. Lượng khách đến giao dịch mua xe tại các đại lý ô tô cũng sụt giảm mạnh và gần như vắng vẻ sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc cách ly xã hội kể từ ngày 1.4.

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, tối thiểu 10 chữ, không chứa liên kết.